Kiến trúc Gothic là lối kiến trúc lâu đời tại Châu Âu và cụ thể là Tây Ban Nha và đặc biệt là tại Pháp. Kéo dài từ hàng ngàn năm đến nay thì lối kiến trúc này dường như không hề trở nên “lỗi thời”. Mà mỗi khi ghé thăm đến đất nước Pháp, những công trình kiến trúc gothic luôn làm chúng ta phải bất ngờ trước sự kì vĩ, tráng lệ. Tuy nhiên chẳng phải đi đâu xa mà ngay tại Việt Nam, đã vốn đã tồn tại không ít công trình theo lối kiến trúc này.
Nhưng để rõ hơn, hãy cùng EDEN Luxury tìm hiểu những đặc điểm về lối kiến trúc Gothic vĩ đại này nhé!
Sự ra đời của lối kiến trúc Gothic
Sau thời kì lối kiến trúc Roman vĩ đã thì lối kiến trúc Gothic ra đời. Lối kiến trúc này thường được ứng dụng không ít vào các nhà thờ lớn những công trình vĩ đại ở Châu âu ở khoảng những năm 1200 ở Công Nguyên. Đặc biệt ở Pháp, trong giai đoạn Phục hung là thời kì lối kiến trúc này phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian này, các công trình nhà thờ của Pháp lại có sự pha trộn giữa lối kiến trúc Gothic kì vĩ và phong cách trang trí thời Phục Hưng.
Lối kiến trúc Gothic hay còn được gọi là francigenum opus. Cái tên “khó hiểu” này được dịch là “tác phẩm của người Pháp” hay “phương pháp xây dựng tại vùng Île-de-France”. Lý do có cái tên Gothic dó là xuất phát từ những người Ý ở thời Phúc Hưng. Tuy nhiên ở thời kì này, “Gothic” đươc dán với cái tên gọi những người Goth. Những người La Mã xưa gọi những người này là những kẻ “man rợ và kinh dị”, “mọi rợ”. Nhưng nguyên nhân là do lối kiến thúc này là kết quả quả cự “chấm dứt” với những quan niệm, nhưng kỹ thuật xây dựng thẩm mỹ của Hy Lạp-La Mã.
Tuy nhiên cho đến nay, một số lượng lớn các sử gia nghệ thuật đã đưa ra những nhận định khác để bác bỏ quan điểm này. Họ cho rằng sự ra đời của kiến thúc Gothic là không hề xóa bỏ hoàn toàn lối kiến trúc Hy Lạp-La Mã. Mà trong thời kì Gothic sơ kỳ, nhiều nhà điêu khắc và các kiến trúc sư nổi tiếng vẫn tham khảo và lấy cảm hứng từ lối kiến trúc Roman. Sự “nổi tiếng” của lối kiến trúc ở vùng Île-de-France và Haute Picardie vào thế kỷ XII đã vang rộng đến nhiều nơi trên thế giới. Điển hình là vào thế kỷ XVI, lối kiến trúc dần phổ biến ở phía Bắc, Nam sông Loire và Châu Âu.
Đặc điểm khác biệt của lối kiến trúc Gothic
Cửa sổ trong nhà thờ Gothic
Số lượng và kích thước cửa sổ trong các nhà thờ cũng có sự khác nhau rõ ràng. Nhà thờ kiến trúc Roman thường sử dụng ít cửa sổ hơn nhà thờ Gothic. Đồng thời, kích cỡ của cửa sổ cũng không lớn bằng lối kiến trúc Gothic. Cửa sổ kính màu ở mặt đứng của các công trình nhà thờ có thể lớn từ 8m đến 12m.
Mặt chính của kiến trúc Gothic
Mặt chính của nhà thờ Gothic thường là mặt đứng ở phía Tây. Tổng thể công trình được chia thành 3 phần chính là: phần dưới cùng (phần cửa), phần giữa (phần cửa sổ lớn) và phần trên (hành lang, 2 tòa tháp).
Phần dưới cùng của nhà thờ Gothic được hiểu là phần cửa ra vào. Thông thường sẽ có 3 hốc cửa lớn, sâu và rộng lớn đến choáng ngợp. Khi có cơ hội bước vào một công trình nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic. Bạn sẽ phải giật mình rằng chiều sâu của cửa có thể chiếm hẳn 1 bước nhà.
Phần giữa của kiến trúc chính là cửa sổ tròn to. Nếu bạn đã từng xem bộ phim kinh điển “Thằng gù và nhà thờ Đức Bà”. Hình ảnh nhà thờ Đức Bà với cửa sổ khổng lồ, tròn chịa. Kết hợp với những mảnh kính màu được ghép lại với nhau một cách điêu luyện luôn hiện lên một cách kì vĩ. Cửa sổ khổng lồ với những màu sắc khác nhau kết hợp lại hiện lên, được thực hiên theo phong cách tự nhiên và phong phú của nghệ thuật trang trí điêu khắc. Khi nhìn vào, bạn có thể tưởng tượng chúng như những đóa hoa hồng nở rộ, rực rỡ và chẳng bao giờ phai tàn.
Phần trên cùng của lối kiến trúc này thường là dãy hành lang rộng và 2 tòa pháp chuông. Hai tòa pháp chuông này thường có 2 kiểu thiết kế. Một là kiểu nhọn đâm lên thẳng với bầu trời, hai là kiểu vuông giống như hình ảnh của nhà thờ Đức Bà Paris.
Kết cấu của kiến trúc Gothic
Điều khác biệt mạnh mẽ giữa nhà thờ Gothic và Roman phải kể đến chính là kết cấu. Nhiều sử gia nghệ thuật đã cho rằng kết cấu của kiến trúc nhà thờ Gothic là sự sáng tạo đặc biệt, ưu việt và có hức hấp dẫn bất ngờ. Đến nỗi lối kiến trúc Roman lâu đời chưa thể đạt đến được.
Tham khảo thêm: 8 Lưu ý đặt bàn thờ nhà chung cư mang lại may mắn, tài lộc
Hệ thống không gian rộng lớn, mênh mông được các nghệ nhân xây dựng nhờ một khung kết cấu hoàn hảo. Kết cấu chịu lực và kết cấu ngăn cách được phân chia, tách biệt một cách rõ ràng. Tất cả để tạo nên một không gian thoáng đạt và ngập tràn ánh sáng. Nhìn vào trong, bạn có thể cảm thấy ngay sự phức tạp của không gian. Tuy nhiên không gian hiện lên với sự nhẹ nhàng nhưng nhuốm màu “kinh dị” cuốn hút.
Vòm mái của kiến trúc Gothic
Ra đời sau lối kiến trúc Roman nên kiến trúc Gothic cũng có sự khác biệt biệt nhất định. Nếu lối kiến trúc Roman có đặc điểm là kiểu vòm cong tròn mềm mại. Thì nhà thờ Gothic là sử dụng kiểu vòm nhọn thể hiện sự mệnh mẽ, kỳ diệu.
Kết cấu của nghệ thuật Gothic tính từ phần đổ mái xuống gồm có 4 phần chính là vòm mái hình múi có sống, cột, cuộn nhọn và cuộn bay. Đặc biệt là phần cuộn bay chính là một phần kết cấu không thể thiếu.
Vòm mái có mái hình múi được phát triển và chia thành các loại như: vòm có sống bốn hoặc sáu múi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật và vòm có nhiều sống và nhiều múi. Đặc điểm là vòm nhiều sống và nhiếu múi chính là loại vòm phức tạp nhất, nó là sự phát triển trong thời kiến trúc Gothic hậu kì.
Cuộn bay giúp cho các cột của công trình giảm tiết diện, các cửa sổ lớn được thiết kế rộng lớn hơn. Sự quan trọng của chúng giúp cho nhà thờ trở nên thanh thoát hơn rất nhiều.
Điểm danh một vài công trình kiến trúc Gothic
Công trình theo lối kiến trúc Gothic trên thế giới
Kiến trúc nhà thờ Gothic nổi tiếng, hiện lên thông qua các nhà thờ với vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ. Tiêu biểu là một vài các công trình như: nhà thờ Saint-Étienne ở Sens, nhà thờ Notre-Dame ở Morienval, tu viện dòng thánh Benoit ở Saint-Denis…
Tham khảo ngay: 10 Mẫu thiết kế nhà bếp và phòng khách chung thịnh hành nhất…
Nhà thờ Saint-Étienne ở Sens là nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic đầu tiên (Bắt đầu xây dựng vào năm 1135, được công nhận vào năm 1163).
Nhà thờ Notre-Dame ở Morienval là công trình kiến trúc nhà thờ Gothic đã xóa bỏ hoàn toàn lối kiến trúc Roman.
Tu viện Westminster – London – Anh với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ.
Nhà thờ Salisbury – Anh nổi tiếng với tên gọi nhà thờ chính tòa của Đức trinh nữ Maria.
Tháp đồng hồ Big Ben – Lodon – một biểu tượng nổi tiếng thế giới của nước Anh
Cầu Brooklyn tại Mỹ là một kiệt tác tuyệt vời vào thế kỷ 19.
Nhà thờ Đức Bà Paris – Pháp nổi tiếng trong tác phẩm nổi tiếng “thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”.
Đại học Wellesley – bang Massachusetts – Mỹ gắn liền với mong muốn tạo ra một môi trường dành cho nữ giới.
Nhà thờ Santa Maria del Fiore – Florence, Ý hiện lên lại khiến chúng ta liên tưởng đến 1 lâu đài hùng vĩ.
Nhà thờ Milan – Milan, Ý thiết kế trong thời kì cuối của kiến trúc Gothic năm 1386.
Công trình theo lối kiến trúc Gothic tại Việt Nam
Không chỉ có ở các nước Châu Âu, mà tại ngay ở Việt Nam, các công tình theo lối kiến trúc tráng lệ này xuất hiện không ít. Đặc biệt là ở Nam định, nơi nổi tiếng với các nhà thờ nguy nga, tráng lệ. Hay thậm trí là ở Hà Nội, nổi tiếng với nhà thờ lớn. Một vài công trình theo lối kiến trúc này ở Việt Nam phải kể đến là: nhà thờ đá Sapa, nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên, nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn…
Tạm kết
Lối kiến trúc nhà thờ Gothic hiện lên với vẻ đẹp choáng ngợp cùng sức hấp dẫn đáng kinh ngạc. Kéo dài cho đến ngày nay, chúng đã được ứng dụng vào thiết kế nội thất với những đặc điểm không giống bất kì phong cách nào. Nhưng tuy nhiên, để có thể ứng dụng và làm toát lên “phần hồn’ của phong cách này. Thì là một câu chuyện vô cùng khó khăn và cần có sự tính toán, am hiểu sâu sắc về phong cách này.