Ngày nay, hầu hết các gia chủ đều quan tâm, chú trọng đến xu hướng thiết kế thẩm mỹ cho phòng bếp đẹp. Thiết kế nội thất nhà bếp đơn giản và đẹp còn thể hiện phong cách, gu thẩm mỹ của gia chủ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều mẫu phòng bếp với thiết kế đa dạng. Nhiều gia chủ khó khăn trong việc định hình mẫu thiết kế cũng như nội thất nhà bếp đơn giản, ấn tượng. Đừng lo lắng, hãy theo dõi bài viết dưới dây của chúng tôi nhé!
Các mẫu nội thất nhà bếp đơn giản
1. Mẫu nhà bếp đẹp đơn giản chữ L nhà ống
Mẫu tủ bếp với hình thức tân cổ điển với hình thức bề thế, sang trọng. Chú trọng đến từng chi tiết tinh xảo, điêu luyện. Với hình dáng chữ L ở phòng bếp mang đến sự sang trọng, quý phái, tiện lợi cho căn phòng bếp.
Mẫu tủ bếp hình chữ L đơn giản, nhẹ nhàng, thanh thoát. Đã giúp cho không gian bếp trở lên rộng hơn, thoáng hơn. Giúp cho công việc bếp núc thuận tiện, sạch sẽ. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.
Tủ bếp chữ L được thiết kế để tận dụng tối ưu nhất diện tích của các góc vuông trong căn phòng. Màu sắc nhã nhặn đặc trưng của màu gỗ tự nhiên. Tủ bếp hình chữ L được thiết kế với một góc vuông và mở ra hai cạnh. Góc vuông này có ưu điểm là sẽ giúp chúng ta tận dụng vị trí góc nhà. Đồng thời mở ra hai phía tạo cảm giác gian bếp sẽ rộng hơn. Từ chỗ đứng chuẩn bị đồ nấu nướng đến vị trí đặt bếp được rút ngắn, người nấu sẽ đỡ mất thời gian di chuyển.
2. Mẫu nhà bếp đẹp đơn giản chữ U
Với kiểu nhà ống và phòng bếp theo kiểu kín. Kiểu bếp chữ U sẽ giúp nới rộng không gian thao tác. Hệ thống tủ trên được thiết kế kín khiến căn bếp gọn gàng ngăn nắp hơn. Đặc biệt chiếc bàn đảo được thiết kế vô cùng sáng tạo trở thành một chiếc bàn ăn tiện lợi và xinh xắn.
Với việc sử dụng thiết kế chữ U cho chiếc tủ bếp. Bạn gần như đã bao trọn khu bếp vào trong một không gian vừa vặn. Như vậy cực kỳ thoải mái và tiện lợi cho việc nấu nướng của bạn.
Tủ bếp chữ U phù hợp với những không gian nội thất hiện đại và tiện nghi. Tủ bếp hình chữ U có thể được bố trí làm ba khu vực để nấu nướng. Sẽ rất thuận lợi khi cả nhà có nhu cầu cùng vào bếp với nhau. Một buổi tối quây quần bên nhau nấu bữa tối sẽ cực kỳ hạnh phúc.
Phòng bếp đơn giản này tạo ấn tượng với mẫu tủ bếp chữ U đẹp kết hợp ngay trong không gian phòng khách. Đây là thiết kế hiện đại, gọn gàng. Mang lại tiện ích tuyệt vời khi căn phòng gia đình không đủ rộng.
3. Mẫu nhà bếp đẹp đơn giản chữ I
Bếp chữ I là căn bếp có hình dạng chữ I đơn giản với chức năng nấu một chiều. Phù hợp với những căn hộ có không gian nhỏ, ít thành viên. Mẫu thiết kế bếp chữ I với kệ bếp mở mang đến không gian rộng. Kiểm tra cách các kệ bếp trong căn phòng tạo ra một sự phân chia độc đáo trong nhà bếp.
Đèn mặt dây bếp độc đáo thêm sự quyến rũ và đường cong cho một thiết kế thẳng. Nhà bếp một bức tường có mặt dây treo lơ lửng ở giữa phòng. Nhưng bạn có thể sử dụng chúng theo cách tương tự trên bồn rửa nhà bếp và khu vực chuẩn bị. Một thanh ăn sáng có thể được tạo ra ở cuối một tủ duy nhất.
Xem ngay: 15+ Mẫu tủ bếp hiện đại, quyến rũ khiến bạn” say đắm “
Xu hướng thiết kế nội thất nhà bếp đơn giản
1. Xu hướng nội thất nhà bếp tân cổ điển
Tủ bếp tân cổ điển được làm với chất liệu gỗ tự nhiên. Tủ bếp tân cổ điển sẽ khiến cho căn nhà của bạn trở nên “hoành tráng’’ hơn. Những đường chạm khắc tỉ mỉ cùng với đường vân gỗ tự nhiên. Toát lên một nét kiêu sa và quý phái không thể lẫn đi đâu được.
Màu sắc tủ bếp tân cổ điển đa dạng và mang nét hoài cổ. Phù hợp với những căn chung cư cao cấp, nhà phố, biệt thự phong cách tân cổ điển. Bao gồm các màu nhạt như màu kem, xám, xanh nhạt, vàng hoặc xanh nhạt. Những màu này có thể được tạo điểm nhấn bằng màu đen, đỏ, vàng hoặc đất nung.
2. Xu hướng nội thất nhà bếp hiện đại
Màu trắng là màu sắc trang nhã toát lên sự sang trọng, hiện đại. Thiết kế đơn giản đi kèm màu trắng là sự lựa chọn tuyệt vời cho gian bếp nhỏ. Bởi màu trắng rất dễ phối đồ nội thất và tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn.
Mẫu nhà bếp này cũng khẳng định về sự đơn giản trong tính cách cũng như gu thẩm mỹ của gia chủ.
Xu hướng kiến trúc và thiết kế hiện đại nhấn mạnh vào những hình khối, đường nét đơn giản, mạnh mẽ. Tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên, đề cao ảnh hưởng của ánh sáng và không gian. Đi theo nó là sự nâng tầm quan trọng của công năng, chức năng của vật dụng. Đồ dùng đa chức năng ngày càng được ưa chuộng. Bởi sự linh hoạt, tiết kiệm không gian, diện tích cũng như chi phí.
Phối cảnh nội thất nhà bếp đơn giản
1. Bàn ăn phòng bếp
Bàn ăn cần được tiến hành tỉ mỉ. Bạn cần tính toán sao cho có kích thước phù hợp với không gian chung.
Hầu hết bàn ăn đều được xem là trung tâm của gian bếp. Với vị trí đặt ở giữa phòng. Tùy vào tổng diện tích cũng như hình dạng của bếp mà các bài trí, xếp đặt cũng có đôi chút khác biệt. Bạn hoàn toàn có thể đặt bàn ngay sát bếp để tiết kiệm không gian.
Thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều ngăn kéo, nhiều hộc đựng đồ. Với bố cục sắp xếp khoa học theo mạch tam giác bếp. Không gian bếp không những thuận tiện cho quá trình sử dụng, sinh hoạt, mà còn có hiệu ứng thẩm mỹ cao.
Không gian nền làm màu chủ đạo, gam màu trắng nổi bật và tươi sáng hơn với thiết kế mặt kính ốp bếp màu vàng cốm. Chiếc bàn bếp đảo đặt ở giữa ngăn cách bàn ăn và không gian chế biến. Thiết kế bàn ăn phong cách Tân cổ điển, đi cùng với những đường nét đơn giản. Tạo nên những hiệu ứng thẩm mỹ tinh tế hơn.
2. Tủ bếp
Tủ bếp dạng chữ L vốn đã quen thuộc với những phòng bếp có không gian vuông vắn. Nếu bạn đang băn khoăn về thiết kế cho tủ bếp, thì đây là 1 gợi ý hay. Vừa thực hiện tốt công năng mở rộng diện tích lưu trữ. Vừa đóng vai trò như vách ngăn giữa phòng bếp và phòng ăn. Mà vẫn không bịt kín không gian bếp nhà bạn.
Tủ bếp chữ L được coi là mẫu tủ phù hợp nhất cho những căn hộ chung cư, những căn bếp có diện tích nhỏ. Người ta vẫn sử dụng kiểu tủ bếp này để thay cho vách ngăn cách phòng ăn và phòng khách. Mẫu tủ này cũng tạo cảm giác nhẹ nhàng, rộng rãi hơn.
Tham khảo ngay: Những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn kích thước tủ bếp chuẩn nhất
Những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp đơn giản
1. Thiết kế mẫu
Căn bếp phải phù hợp với nhu cầu của bạn. Bố trí căn bếp tùy vào kích thước, hình dáng, vị trí của cửa sổ và cửa chính. Bằng cách kết hợp với tủ bếp, bạn dễ dàng bố trí căn bếp phù hợp với lối sống của mình. Khi thiết kế, bạn cần biết quy tắc tam giác giữa tủ lạnh, bếp và chậu rửa. Để hiệu quả tối đa, tam giác không được quá hẹp, cũng không được quá xa. Mỗi cạnh tam giác không được thấp hơn 3,6m và không dài hơn 7m.
Nếu bạn thiết kế căn bếp kết hợp với phòng ăn, cần nhớ tạo lối đến bàn ăn rộng rãi để dễ dàng đi lại khi nấu nướng và ăn uống. Bạn cũng cần xác định rõ chi tiết nào trong bếp có thể dùng nhiều nhất. Để bố trí những thiết bị và vật dụng xung quanh. Nên đặt bàn ăn và bếp ở gần nhau để không phải mang nồi chảo nóng đi một quãng đường dài.
2. Hệ thống chiếu sáng
Khi thiết kế bếp, bạn cũng cần nghĩ đến hệ thống đèn trong căn bếp. Ví dụ, bạn cần xem xét ánh sáng chiếu trực tiếp lên mặt bếp hoặc chỉ cần ánh sáng tổng thể. Ngày nay, có rất nhiều tùy chọn đèn như đèn trần, đèn hắt tường, đèn hắt trần, đèn chiếu trực tiếp, đèn trang trí… Bạn cũng cần suy nghĩ đến tông màu của đèn để có cảm giác thoải mái.
3. Phong cách phòng bếp
Dù cho bạn chọn nội thất màu bóng hay màu nhám, màu tươi hay màu trung tính. Dù theo phong cách nào cũng nên thể hiện cá tính của chủ nhân trong không gian phòng bếp.
4. Hệ thống bếp nấu
Điều quan trọng nhất trong thiết kế phòng bếp đó là hệ thống bếp nấu trong không gian bếp. Vì thế khi bạn lựa chọn bếp gas , bếp hồng ngoại hay bếp từ. Phải chú ý đến sự phù hợp với tính năng sử dụng và không gian của gian bếp. Vẫn phải đảm bảo an toàn khi sử dụng.
5. Thiết bị gia dụng
Việc bố trí các thiết bị gia dùng trong không gian phòng bếp cũng rất cần thiết. Để khi sử dụng bạn luôn cảm thấy thuận tiện nhất. Để có được tiện dùng đó bạn cần lưu ý một số điều như ví trí lò bếp cần cách chậu rửa ít nhất là 600mm. Khoảng cách giữa hai bếp ít nhất là 300mm để tay cầm không đụng nhau. Bạn cũng không nên bố trí lò bếp gần cửa mở vào hoặc dưới cửa sổ. Nên đặt máy rửa chén gần chậu rửa để tiện dùng.
6. Thông gió và thiết bị
Để thông thoáng cho phòng bếp, bạn cần phải bố trí máy hút mùi ở trên tường bên ngoài và cao hơn mặt bếp ít nhất là 750mm. Hãy đánh dấu nơi bạn muốn đặt bình cứu hỏa hoặc ổ điện trong bếp. Nên nhớ là ổ điện nên cao hơn mặt bếp ít nhất 150 mm. Đừng chắn đường thoát khí nếu bạn dùng bếp gas trong bếp.
Trên đây là những ý tưởng thiết kế phòng bếp đơn giản, hiện đại, thiết kế ấn tượng và đa dạng mà EDEN muốn chia sẻ tới bạn đọc. Mong rằng các bạn sẽ hoàn thiện ý tưởng thiết kế của gia đình mình sớm nhất, hoàn hảo nhất có thể.