Trong thiết kế nhà hiện nay, việc ở trong những không gian rộng lớn không còn là xu hướng nữa. Xu hướng hiện nay đang là tô điểm cho ngôi nhà. Thường thì họ tập trung và nội thất, ngoại thất,… Nhưng cũng có nhiều người họ lại tập trung vào tiểu cảnh trong nhà. Bạn đang băn khoăn tìm tiểu cảnh phù hợp với không gian nhà của bạn. Hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để làm rõ nhé

Lợi ích của tiểu cảnh trong nhà

1. Làm đẹp không gian nội thất

Đây chắc chắn là điều không thể phủ nhận. Một cây cảnh nhỏ, hòn đá nhỏ hay một vài nhánh hoa, một thác nước. Mang đến không gian nội thất đầy sống động.

2. Cải thiện không khí

Xu hướng thiết kế tiểu cảnh, trong đó có tiểu cảnh trong nhà luôn cố gắng đưa thiên nhiên lại gần con người. Mà đặc trưng và dễ dàng ứng dụng nhất là cây xanh. Vừa mang lại vẻ đẹp tươi mới, xanh mát lại vừa tốt cho sức khoẻ. Rất nhiều loại cây xanh giải được độc tố trong không khí. Mang lại bầu không khí trong lành cho cả nhà.

3. Đưa nước vào không gian sống

Nước góp phần làm dịu đi cái oi bức của mùa hè. Đưa nước vào không gian sống chính là giải pháp phù hợp với ngôi nhà xứ nhiệt đới.
Bạn có thể thiết kế tiểu cảnh là một hồ nước hay con suối nhỏ trong nhà. Hoặc sử dụng các loại cối đá, máng nước, hòn non bộ, bể cá cảnh. Vừa có tác dụng trang trí. Vừa tạo tiếng nước chảy róc rách dễ chịu trong phòng khách, phòng giải trí, phòng ăn…

4. Mang thiên nhiên vào nhà

Rất nhiều yếu tố bạn có thể mang thiên nhiên vào ngôi nhà của mình. Từ cây xanh, tiểu cảnh, hồ cá, lọ hoa tươi cho đến những đồ nội thất từ tre, nứa… Tất cả đều mang đến sự nhẹ nhàng, tươi mới, gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt vào mùa hè mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu.
Ngôi nhà của bạn được thiết kế với những khung cửa sổ hoặc ô thoáng. Đây sẽ là nơi đưa cả gió thiên nhiên vào ngôi nhà.

5. Giá trị về phong thủy

Xét về phong thủy, việc đưa tiểu cảnh vào nhà rất có lợi. Nếu để đúng hướng với cung mệnh của gia chủ, chúng điều hòa âm dương cho ngôi nhà.

Phân loại tiểu cảnh trong nhà

1. Tiểu cảnh gầm cầu thang

Tiểu cảnh cầu thang được phân thành một loại. Nó là mô hình tiểu cảnh được đặt dưới gầm cầu thang ở trong nhà. Dạng tiểu cảnh này kết hợp với màu sắc sơn trên tường, điện chiếu sáng … Tạo nên một tác phẩm đặc sắc. Hiện nay người ta thưởng sử dụng tranh đá tưởng để điểm tô cho tiểu cảnh cầu thang.

Tiểu cảnh cầu thang

Tiểu cảnh cầu thang

Tiểu cảnh gầm cầu thang ấn tượng, độc đáo sẽ mang đến không gian nhà thoáng mát, hiện đại. Cảnh quan tiểu cảnh gầm cầu thang sẽ giúp bạn thiết kế những mẫu cầu thang theo đúng ý bạn. Bạn sẽ thấy một không gian xanh trong chính ngôi nhà của mình.

2. Tiểu cảnh sân vườn

Có thể nói đây là tiểu cảnh phổ biến và được nhiều gia chủ yêu thích nhất cho đến nay. Đây là mô hình tận dụng tối đa diện tích của khu vườn. Để mang đến một tổng thể không gian gần gũi với thiên nhiên, hài hòa độc đáo. Sự kết nối giữa con người và thiên nhiên cây cỏ là một ý tưởng tuyệt vời.

Tiểu cảnh sân vườn

Tiểu cảnh sân vườn

Với dạng tiểu cảnh này, bạn có thể lựa chọn giữa khô và ướt. Nhưng trong đó, cây xanh vẫn đóng vai trò chủ đạo. Căn nhà của bạn sẽ thoáng đãng hơn nếu bạn kết hợp với hồ cá, thác nước…

3. Tiểu cảnh ban công

Thường là tiểu cảnh với các chi tiết được đem vào trang trí như thảm cỏ, cây cối, đá… chúng sẽ được bố trí khéo léo thể hiện sự sáng tạo ở khu vực ban công.

Tiểu cảnh ban công

Tiểu cảnh ban công

Với tiểu cảnh ban công không gian nhà bạn sẽ trở nên thoáng mát hơn. Không khí trong lành với cây xanh tươi mát luôn là điều mà mọi người mong muốn. Tiểu cảnh ban công ấn tượng với không gian xanh sẽ giúp nhà bạn trở nên sạch hơn, thoáng mát hơn.

4. Tiểu cảnh giếng trời

Đây cũng là một dạng tiểu cảnh được sử dụng nhiều hiện nay. Thiết kế tiểu cảnh tại khu vực giếng trời tạo nên một không gian thoáng đãng, sinh động. Giúp gia tăng dương khí cho ngôi nhà của bạn.

Tiểu cảnh giếng trời

Tiểu cảnh giếng trời

Với tiểu cảnh giếng trời sẽ đem lại một luồng khí mới được truyền vào nhà tốt hơn. Nhờ vậy mà không gian nhà bạn sẽ có một không khí tốt cho sức khỏe mọi người. Nhờ có hệ giếng trời mà nguồn sáng trong nhà bạn sẽ trở nên sáng sủa, thông thoáng hơn.

5. Tiểu cảnh bể cá, hồ cá trong nhà

Làm bể cá, hồ cá thường áp dụng cho không gian ngoài trời. Một hồ cá tự nhiên sẽ dành cho sân vườn thiết kế phong cách tự nhiên. Hình dáng hồ được tạo nên một cách ngẫu nhiên không cân đối, không cầu kì. Các thảm có tự nhiên được bao quanh hồ cá với những tiểu cảnh phù hợp. Với phong cách này hồ thường nuôi thả nhiều loài cá sống hòa thuận với nhau. Tạo nên sự đa dạng.

Tiểu cảnh bể cá trong nhà

Tiểu cảnh bể cá trong nhà

Bể cá thường có thêm đài phun nước hoặc thác nước. Đối với loại hình hồ cá này, dòng nước thường được thiết kế theo kiểu thác nước đổ ào ào. Hoặc là dòng suối nhỏ róc rách từ trên các thác đá xuống. Các yếu tố như hòn non bộ, cây xanh cũng được kết hợp hài hòa. Tạo nên cảnh sắc hồ cá cân đối, mang tính thẩm mỹ cao.

Phối cảnh thiết kế tiểu cảnh trong nhà

1. Tiểu cảnh trong phòng khách

Tiểu cảnh hồ nước được xem là giải pháp tạo cảnh quan rất tốt. Vừa đem lại cảm giác thoáng mát. Vừa đem lại cảnh quan đẹp mắt cho ngôi nhà. Rất nhiều gia chủ chọn tiểu cảnh hồ nước. Vì nó phù hợp với bản mệnh, mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ cũng như ngôi nhà.

Tiểu cảnh hồ nước trong phòng khách

Tiểu cảnh hồ nước trong phòng khách

2. Tiểu cảnh trong phòng ngủ

Trong thiết kế nội thất, giếng trời được coi là một phép màu đối với các ngôi nhà ống, các ngôi nhà có không gian chật hẹp. Giếng trời là giải pháp tối ưu nhất cho việc lưu thông không khí từ trong ra ngoài. Đảm bảo được ánh sáng tự nhiên. Trong khoa học phong thủy, giếng trời khi được bài trí hợp lý sẽ đem lại sự cân bằng và hài hòa về trường khí nội thất.

Tiểu cảnh giếng trời trong phòng ngủ

Tiểu cảnh giếng trời trong phòng ngủ

Giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của ngôi nhà. Với vai trò phân bổ ánh sáng và thông thoáng cho ngôi nhà. Đây là khu vực mang đặc tính của hành thổ. Cân bằng với các ngành khác theo nguyên tắc : Hỏa thăng, Thủy giáng, Thổ bình hoặc Mộc chuyển, Kim ẩn, Thổ chung dung. Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối. Để cân bằng tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc đường nét, của những không gian trống.

3. Tiểu cảnh trong nhà bếp

Theo Phong thủy thì phòng ăn hay phòng bếp kiêm phòng ăn đều thuộc hành Mộc. Chính vì vậy việc sử dụng tiểu cảnh có thêm cây cối sẽ giúp tăng thêm khí cho hành Mộc. Mặt khác tiểu cảnh giếng trời với hồ nước hoặc thác nước thuộc hành Thủy sẽ tương sinh với Mộc.
Như vậy bố trí tiểu cảnh giếng trời trong phòng bếp là vô cùng phù hợp. Gia chủ có thể bố trí ngay sát tường chếch hướng của bếp ăn. Cách bố trí như vậy sẽ giúp thu hút được ánh sáng giúp không gian trở nên thoáng hơn. Đặc biệt cây cối trồng trong tiểu cảnh hỗ trợ loại bỏ mùi khó chịu tỏa ra khi nấu nướng.

Tiểu cảnh trong bếp

Tiểu cảnh trong bếp

Gia chủ nên bố trí tiểu cảnh giếng trời theo dạng ống thắng lên trên theo kiểu Mộc sinh Hỏa. Đây là nguyên tắc tương sinh – tương khắc sẽ giúp gia đình thịnh vượng hơn. Tuy nhiên cần bố trí thêm mái che phía trên. Điều đặc biệt nhất khi thiết kế tiểu cảnh trong phòng bếp chính là ý nghĩa.
Tùy thuộc vào đặc điểm của tiểu cảnh là khô hay thác nước, hồ cá để chọn loại cây cho phù hợp. Thực chất trồng cây trong tiểu cảnh giếng trời đã mang ý tốt. Cây thuộc hành Mộc đại diện cho sự phát triển và hòa hợp. Nếu trồng cây trong nhà sẽ giúp đem đến điềm lành và thịnh vượng cho gia chủ.

Nguyên tắc khi thiết kế tiểu cảnh trong nhà

1. Lựa chọn loại tiểu cảnh phù hợp

Điều này phần lớn phụ thuộc vào ý thích và điều kiện của gia chủ. Và yếu tố về vị trí và diện tích không gian đặt tiểu cảnh. Nếu khu vực quá nhỏ hoặc chật hẹp thì không nên bố trí các tiểu cảnh ướt.
Có nhiều cách để kết hợp các chi tiết nhỏ để tạo thành một tiểu cảnh đẹp, hiện đại. Chỉ cần có kinh phí và gu thẩm mỹ là bạn có một cảnh sắc tuyệt vời

2. Bố trí ánh sáng cho không gian

Ánh sáng rất cần thiết để cây trồng trong tiểu cảnh có thể quang hợp và trao đổi chất. Ưu tiễn đưa cây xanh ưa sáng bố trí ở khu vực gần cửa sổ, giếng trời. Những cây ưa bóng trồng ở những chỗ khuất ánh sáng hơn. Lắp thêm đèn chiếu sáng tiểu cảnh để tạo điểm nhấn thu hút về đêm. Các khu tiểu cảnh ướt có thêm đèn led sẽ lung linh hơn.

3. Thêm chi tiết trang trí cho tiểu cảnh trong nhà

Các chi tiết trang trí thêm cho tiểu cảnh sẽ tạo ấn tượng hơn cho ngôi nhà của bạn. Không nên trang trí quá nhiều thứ vào khu vực. Để tránh mất đi sự tự nhiên và khiến không gian thêm rắc rối hơn.
Có thể dùng thêm sỏi trắng, đá cuội nhỏ để rải phía dưới thay cho thảm cỏ. Sử dụng đèn đá, tượng nhỏ tại một số vị trí phù hợp.
Về cơ bản theo phong thủy sẽ có sự kết hợp giữa tiểu cảnh khô và nước đặt ở các vị trí khác nhau trong nhà. Trong đó, khu vực có giếng trời được xem là hợp lý nhất để tạo tiểu cảnh sinh động, có giá trị về phong thủy nhất. Bởi nó có ánh sáng, gió tự nhiên giúp tạo tiểu cảnh đẹp, đảm bảo mang thiên nhiên vào nhà và cân bằng vận khí hiệu quả.
Ở trên là một vài lưu ý về cách thiết kế tiểu cảnh trong nhà. Mong rằng bài viết này của EDEN sẽ thực sự hữu ích cho những đang tìm hiểu về tiểu cảnh trong nhà. Chúc bạn thành công!